Thứ Ba, 17 tháng 4, 2018

Người bị đau bao tử có uống cafe được không?

Hiện nay, cà phê là một loại đồ uống được rất nhiều người ưa chuộng. Không chỉ là dân công sở, những người kinh doanh ngay cả các bạn trẻ ngày nay cũng có hứng thú tao nhã là ngồi trong quán nhâm nhi một ly cafe để phần nào giảm bớt mệt mỏi sau một ngày làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, ở những người mắc chứng bệnh đau bao tử có uống cafe được không? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều bạn đang rất quan tâm và cần một lời giải đáp chính xác.

Đau bao tử có uống cafe được không
Đau bao tử có uống cafe được không


Mọi người đều tin rằng, cà phê là một loại đồ uống có lợi cho sức khỏe. Cà phê giúp con người tỉnh táo hơn do chúng sản sinh ra các loại hóc-môn như epinephrine, hormone cortisol và norepinephrine. Những loại hóc-môn này có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu não trong cơ thể, tăng nhịp tim. Nhiều người nghĩ nó là tốt những đáng tiếc, công dụng này của cà phê lại gây ra sự mệt mỏi, khó chịu và đặc biệt là những vấn đề về tiêu hóa và dạ dày.
Vậy thì, người đau dạ dày có nên uống cà phê hay không? Chúng ta hay cùng tìm hiểu nội dung dưới đây để biết được câu trả lời.

Bệnh đau bao tử có uống cafe được không?

Để trả lời cho câu hỏi “Bệnh đau bao tử có uống cafe được không?”, các bạn trước hết cần hiểu bệnh đau dạ dày (bao tử) là chứng bệnh gì.
Chứng bệnh đau dạ dày được hiểu là hiện tượng niêm mạc thành dạ dày bị kích ứng hoặc bị làm thương tổn do các lí do và tác động khác nhau, nhất là trong khi ăn uống. Bệnh nhân đau dạ dày sẽ có những biểu hiện như đau vùng thượng vị, nôn mửa, ợ hơi, khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, táo bón,...
Vậy cà phê có tác động gì đến dạ dày của người bệnh. Theo nghiên cứu của các chuyên gia về đường tiêu hóa, cafe có ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của con người, nhất là khi cơ thể tiếp nhận cà phê liên tục trong một thời gian dài với số lượng nhiều.
Cà phê có tác động xấu đến dạ dày như vậy là do:

Axit chlorogenic – kẻ thù của bao tử

Khi người ta uống cafe lúc đói bụng, hàm lượng axit chlorogenic có trong cà phê sẽ kích ứng thành niêm mạc của bao tử, dẫn tới những hiện tượng đau bụng, buồn nôn, ợ hơi. Đây cũng là một nguyên nhân gây viêm loét dạ dày nếu tình trạng này cứ kéo dài.

Caffein – hàm lượng chất chủ yếu trong cafe

Caffein có trong thành phần cà phê cũng một “thủ phạm” làm người ta bị đau dạ dày. Caffein có tác dụng làm tăng tiết dịch vị bao tử thông qua việc kích ứng hệ thần kinh trung ương, dẫn tới dư thừa axit, nhân tố chủ yếu gây nên bệnh viêm loét bao tử. Bên cạnh đó, caffein còn gây ra sự cơ thắt vòng bụng làm bụng đau và khó chịu.
Ngoài ra, chất này còn làm người ta mất ngủ, có cảm giác hồi hộp, lo lắng do sự thay đổi nhịp tim. Khi đó máu tuần hoàn xuống dạ dày sẽ ít đi, ảnh hưởng tới tiêu hóa.

Tanin - ức chế hấp thu dưỡng chất ở bao tử

Tanin là một dạng của polyphenol có tác động gây ức chế thành mạch, sự hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể, đặc biệt là sắt. Nếu cơ thể thiếu sắt thì sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu. Máu sẽ không đủ để đi nuôi cơ thể và dạ dày. Vậy nên, khi bạn dùng quá nhiều cà phê thì khả năng hấp thu sắt sẽ càng ngày càng kém đi.
Thêm nữa, tanin còn ngăn chặn cơ thể hấp thụ magie - một loại chất giúp cơ thể cân bằng các hoạt động tổng thể và duy trì sự vận hành ổn định của bao tử. Vậy nên, nếu thiếu đi Mg sẽ làm tăng nguy cơ bị những bệnh như viêm loét bao tử, tá tràng và cả bênh đau dạ dày.

Uống cafe giúp lợi tiểu

Nghe thì có vẻ như mâu thuẫn với những tác động xấu của cà phê mà chúng tôi về liệt kê ở trên. Tuy nhiên, đây cũng là một yếu tố mà chúng ta cần suy xét để biết được khi bị đau bao tử có uống cà phê được không?
Trong thành phần các chất trong cafe có một loại chất giúp cơ thể lợi tiểu. Lợi tiểu là tốt nhưng ở đây chất này gây nên hiện tượng táo bón và làm suy giảm chức năng của GABA (một loại chất điều hòa các kích thích lên hệ tiêu hóa).
Khi GABA trở nên rối loạn, người bị đau dạ dày sẽ xảy ra các cơn đau bụng liên tục, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và tinh thần làm việc của bệnh nhân.
Ngoài ra, cafe còn cản trở sự tiêu hóa của bảo tử. Thức ăn sẽ di chuyển tự do xuống ruột non mà chưa được tiêu hóa hết ở dạ dày trước đó. Điều này sẽ khiến các cơn đau bụng ngày càng nhiều.

Ở nội dung trên đây, các bạn đã có đáp án cho câu hỏi “Người bị đau bao tử có uống cafe được không?” Vậy thì tại sao người đau dạ dày không uống cà phê được. Uống cà phê sẽ bị ảnh hưởng như thế nào đến bao tử. Các bạn sẽ biết được câu trả lời ngay sau đây.

Tại sao người bệnh đau bao tử không nên uống cà phê

Lí do mà người bị đau dạ dày không nên dùng cafe:
Đau bao tử có uống cafe được không
Đau bao tử có uống cafe được không

Tăng lượng acid trong dịch vị bao tử


Đây là câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi “Bị đau bao tử có uống cafe được không?”
Trong cà phê có chứa nhiều thành phần acid, caffein, dầu gây hại cho bao tử và ruột của con người. Khi bạn uống cafe, dạ dày sẽ sản sinh ra một lượng HCl lớn. Khi đó, lượng axit này sẽ bóc mòn thành niêm mạc dạ dày của bạn làm ruột cồn cào, khó chịu. Hiện tượng này sẽ càng rõ ràng hơn bụng bạn bị đói. Nhiều người có thói quen dùng cà phê vào buổi sáng mà chưa ăn gì, như vậy sẽ càng làm hại cho dạ dày.

Giảm sự hấp thụ khoáng chất

Uống nhiều cafe có thể làm hạn chế khả năng điều tiết Ca, Mg, kẽm và các khoáng chất khác của thận. Sự hấp thu sắt cũng sẽ bị suy giảm mạnh nếu dùng cà phê kèm với thức ăn giàu chất sắt.

Cơ thể mất nước, chất điện giải

Điều này giải thích một phần cho câu hỏi “đau bao tử có nên uống cafe không”. Caffein là một chất lợi tiểu. Khi dùng với liều lượng lớn, chất này có thể làm tăng khả năng vận hành của cầu thận. Người bệnh sẽ đi tiểu nhiều, cơ thể sẽ càng mất nước, chất điện giải, bệnh càng trầm trọng hơn.

Gia tăng Stress (căng thẳng)

Gia tăng hiện tượng Stress là đáp án hoàn hảo nếu bạn vẫn còn thắc mắc đau bao tử có uống cafe được không. Uống nhiều cafe sẽ sản xuất ra nhiều adrenaline, hormone stress cortisol làm tăng nhịp đâp của tim, huyết áp. Bạn sẽ luôn cảm thấy hồi hộp mỗi khi uống cà phê. Sự hồi hộp căng thẳng sẽ gây ra ức chế thần kinh trung ương, ảnh hưởng không nhỏ đến dạ dày. Bạn sẽ có những hiện tượng rối loạn tiêu hóa, đau thượng vị nếu dùng cà phê quá nhiều.

Người bệnh đau bao tử nên uống gì thay cho cà phê

Có những loại đồ uống không những không làm ảnh hưởng đến bệnh đau dạ dày mà còn giúp cải thiện quá trình chữa trị. Có thể dùng chúng để thay thế hiệu quả cho cà phê. Bao gồm: Nước cà rốt, đu đủ, sinh tố chuối, trà gạo,...

Mong là những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn giải đáp được khúc mắc “Người bị đau bao tử có uống cafe được không?” Cà phê tuy là một loại đồ uống thơm ngon, có tác dụng giúp con người tỉnh táo nhất thời nhưng cũng không nên lạm dụng quá nhiều cafe để trở thành thói quen khó bỏ. Người bị đau dạ dày thì nên tránh xa cà phê trong lúc đang điều trị bệnh nếu như bạn muốn cơ thể khỏe mạnh bình thường, dạ dày hoạt động tốt trong thời gian ngắn nhất. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!



 






0 nhận xét:

Đăng nhận xét