Thứ Năm, 12 tháng 4, 2018

Chứng rối loạn tiêu hóa - đường ruột ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi

Rối loạn đường ruột là một trong những lý do hàng đầu khiến trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi bị còi xương, chậm phát triển. Bởi vậy, các bậc cha mẹ cũng cần trang bị cho mình ít kiến thức cơ bản về những triệu chứng, dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, cách chăm sóc, điều trị khi trẻ bị rối loạn đường ruột để có những ứng phó kịp thời.

Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn biết những thông tin về rối loạn tiêu hoa trẻ em dưới 6 tháng. Mời các bạn cùng theo dõi.

Rối loạn tiêu hóa trẻ em 6 tháng tuổi
Rối loạn tiêu hóa trẻ em 6 tháng tuổi


Rối loạn tiêu hóa - đường ruột là chứng bệnh gì?

Rối loạn tiêu hóa là triệu chứng giãn nở không đồng đều của các cơ vòng trong hệ đường ruột, dẫn tới tình trạng đau bụng, đại tiện nhiều, hạn chế ăn uống. Ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, các cơ hoành trong bụng chưa hoạt động ổn định nên thường dễ mắc bệnh hơn.


Triệu chứng và nguyên do của bệnh rối loạn đường ruột ở trẻ dưới 6 tháng tuổi.


Ở trẻ em sơ sinh, thường dưới 6 tháng tuổi, các bộ phận, cơ quan trong cơ thể vẫn chưa được hoàn thiện, hệ tiêu hóa hoạt động còn kém. Chính vì thế, trẻ dễ bị nhiễm bệnh khi có sự thay đổi nhỏ của các yếu tố tác động từ bên ngoài. Hơn thế, đường ruột là cơ quan tương đối nhạy cảm, nhất là ở trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ không chống chịu được với tác động xấu bên ngoài nếu không được bảo vệ.
Hàng ngày, có hàng trăm đến hàng nghìn ca bệnh là trẻ em nhập viện vì bị rối loạn tiêu hóa vì các lí do khác nhau, đa số trong số đó là trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi. Và trong các nguyên nhân thì việc dùng quá nhiều thuốc kháng sinh, hiệu tiêu hóa bị nhiễm vi khuẩn là lí do phổ biến nhất.

Kế tiếp đó là đến việc chuyển từ ăn sữa mẹ sang sữa pha công thức (ăn dặm), pha sữa không đúng tỷ lệ cũng là một nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, một số trường hợp khác nhiễm bệnh là do người mẹ ăn uống không khoa học. Trong thời gian cho trẻ bú, một số bà mẹ ăn nhiều rau sống, thức ăn chứa hàm lượng dầu, mỡ cao, khi cho trẻ bú sữa của mình thì trẻ cũng sẽ tiếp nhận lượng thức ăn đó. Hệ tiêu hóa kém cộng thêm thức ăn chưa nhiều hợp chất khó tiêu là lý do khiến bé bị rối loạn đường ruột.
Ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, khi bị rối loạn tiêu hóa sẽ có những hiện tượng như: tiêu chảy, kiết lỵ (quá 4 lần trong ngày) hay táo bón (5 ngày không đi đại tiện), đau bụng, bụng trướng, bé chán ăn, quấy khóc, bỏ sữa.
Nặng hơn nữa, bé có thể bị mất nước, nôn trớ, cơ thể mệt mỏi, sốt cao,... Trường hợp này nếu không cứu chữa kịp thời có thể gây tử vong.

Cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.

Rối loạn đường ruột ở trẻ dưới 6 tháng tuổi nếu cứ kéo dài mà không chữa trị nhanh chóng sẽ làm bé bị suy nhược cơ thể, còi xương, kém phát triển. Bởi thế nên khi trẻ có những dấu hiện bất thường kể trên thì bố mẹ cần đưa bé đến ngay các trung tâm y tế chuyên khoa để thăm khám, điều trị kịp thời.
Bình thường, đối với những trẻ mắc bệnh ở giai đoạn đầu, bệnh còn nhẹ thì bác sĩ sẽ chỉ định uống men vi sinh, giúp bổ sung vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của bé. Điều cần lưu ý là không uống men tiêu hóa với thuốc kháng sinh cùng một lúc, nên để cách nhau chừng 2 giờ đồng hồ.
Bên cạnh đó, bé bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa sẽ mất đi một lượng lớn chất kẽm. Đây là chất quan trọng để cấu tạo nên thành tế bào của ruột. Mất đi một lượng kẽm ở dạ dày sẽ làm bé biếng ăn, suy dinh dưỡng, suy giảm sức đề kháng, gây ra tình trạng ốm yếu, xanh xa,... Vì thế, cho bé uống thêm kẽm cũng là một phương pháp hữu hiệu để chữa trị rối loạn đường ruột ở trẻ sơ sinh. Việc bổ sung kẽm cũng cần phải theo sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ, lượng kẽm thừa trong cơ thể cũng không tốt.
Khi trẻ bị, tiêu chảy sẽ kèm theo hiện tượng mất nước cơ thể. Để bù lại lượng nước, chất điện giải cho bé, người mẹ cần cho bé bú thêm nhiều cữ, lượng sữa cho bú cũng cần nhiều hơn lúc trước. Có trường hợp phải truyền dịch vào cơ thể nếu trẻ bị mất nước quá nhiều.
Còn khi trẻ bị táo bón thì sữa nên pha lỏng hơn để bé dễ tiêu và mẹ cần ăn nhiều rau xanh, bổ sung chất xơ, kích thích đi ngoài.

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị rối loạn đường ruột:

- Dùng nước đun sôi để nguội pha sữa cho trẻ. Trước khi dùng để pha sữa thì cần rửa sạch và ngâm nước sôi các dụng cụ rồi lâu sạch để khô.
- Rửa tay bằng xà phòng để diệt khuẩn trước khi chạm vào trẻ.
- Không để bé mút tay, ngậm đồ chơi khiến trẻ nhiễm khuẩn dạ dày, rối loạn đường ruột.


Xin cảm ơn.





0 nhận xét:

Đăng nhận xét